Top 10 Chiến Lược Và Ý Tưởng Bán Hàng Thành Công Nhất Cho Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ

Chiến lược bán hàng trực tiếp

Chiến lược bán hàng trực tiếp hay còn gọi là chiến lược bán hàng cá nhân được áp dụng ở nhiều doanh nghiệp. Nhân viên sẽ giao tiếp và tương tác trực tiếp với khách hàng để thuyết phục họ mua hàng. Khi sử dụng hình thức bán hàng trực tiếp, doanh nghiệp có thể thiết lập kịch bản sẵn cho nhân viên, hoặc tạo ra các tình huống để nhân viên thực hành và áp dụng khi bán hàng. Tùy thuộc vào chiến lược, các công ty có thể sử dụng các cách tiếp cận khác nhau. Bán hàng trực tiếp sẽ bao gồm các giai đoạn như tiếp cận khách hàng, thuyết phục khách hàng, chốt đơn hàng và chăm sóc khách hàng.

Chiến lược dùng thử sản phẩm

Doanh nghiệp nên đưa ra chính sách dùng thử để khách hàng có thể trải nghiệm sản phẩm. Thông thường, các nhà bán hàng sẽ cho thời gian dùng thử từ 7 ngày đến 1 tháng, để khách hàng thực sự hiểu về sản phẩm và đưa ra quyết định có mua hay không. Rất nhiều doanh nghiệp đã sử dụng chiến lược bán hàng này thành công như Spotify, với Freemium cho phép khách hàng trải nghiệm ứng dụng miễn phí. Sau khi sử dụng Freemium, khách hàng cảm thấy thích ứng dụng và họ sẽ sẵn sàng bỏ tiền ra để mua gói Premium để khắc phục được những nhược điểm như quảng cáo, nghe nhạc offline,…

Ý tưởng bán hàng chéo

Đây là một ý tưởng bán hàng giúp thuyết phục khách hàng mua sản phẩm đi kèm, nhằm tăng thu nhập của doanh nghiệp. Ví dụ khi bán một chiếc điện thoại mới, bạn có thể bán thêm các phụ kiện như ốp lưng, sạc dự phòng, sạc nhanh, tai nghe, túi chống nước,… phù hợp với nhu cầu của khách. Khi bán hàng, nhân viên nên cho khách hàng thấy những lợi ích mà sản phẩm bổ sung có thể mang lại, hỗ trợ cho sản phẩm chính mà họ đang mua.

Ý thưởng bán hàng gia tăng

Upselling hay bán hàng gia tăng là chiến lược bán hàng hiệu quả mà người bán sử dụng để thuyết phục khách hàng mua sản phẩm với giá và chất lượng cao hơn mức họ chọn ban đầu. Ví dụ khách hàng muốn mua bếp sản xuất năm 2019 nhưng người bán lại giới thiệu cho họ sản phẩm mới của năm 2022 với nhiều tính năng hơn và giá cao hơn. Để bán thêm sản phẩm, người bán nên đưa ra những điểm thiếu sót của sản phẩm và đưa ra một sản phẩm cao cấp giải quyết những vấn đề đó.

Kết hợp giữa sales và marketing

Thông thường, bộ phận sales và marketing sẽ được tách riêng với những mục tiêu khác nhau. Tuy nhiên, chính điều này lại vô tình tạo ra lỗ hổng trong chiến lược bán hàng hiệu quả của doanh nghiệp. Cụ thể, tiếp thị có vai trò như người tạo ra câu chuyện, trong khi nhân viên bán hàng là người kể câu chuyện cho khách hàng. Để thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm của công ty, hai bộ phận này cần phải kết hợp với nhau để đưa ra các chiến lược bán hàng hiệu quả nhất.

Chiến lược so sánh rủi ro và cơ hội

Nhiều người bán hàng chỉ giới thiệu, khai thác những lợi thế và cơ hội cho khách hàng khi mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ. Điều này sẽ khiến khách hàng sẽ hoài nghi về tính chân thực của những thông tin đó và có thể từ chối mua hàng. Để giải quyết vấn đề này, doanh nghiệp nên áp dụng ý tưởng bán hàng độc đáo bằng cách nêu cả rủi ro khi sử dụng sản phẩm, nêu bật các cơ hội và lợi thế, đưa ra các giải pháp để giải quyết rủi ro và so sánh cả hai.

Tư vấn linh hoạt dựa trên nhu cầu khách hàng

Tư vấn – bán hàng luôn là quá trình lặp đi lặp lại với các giai đoạn sau: tìm kiếm, tiếp cận, giới thiệu, thuyết phục, bán hàng và chăm sóc khách hàng mục tiêu. Nhưng để tránh sự nhàm chán và thúc đẩy khách hàng mua hàng, nhân viên cần quan tâm đến nhu cầu của khách hàng nhiều hơn. Lúc này nhân viên bán hàng cần đưa ra những dự báo về quyết định mua hàng để cung cấp cho họ những sản phẩm phù hợp. Ngoài ra, chiến lược sale hiệu quả chính là nhân viên tư vấn có thể chủ động linh hoạt các chính sách bán hàng để dễ dàng thuyết phục khách hàng.

Chiến lược bán hàng qua câu chuyện

Bán hàng được coi là một nghệ thuật, người bán hàng là nghệ sĩ và khách hàng là khán giả. Để khiến khán giả hài lòng với chiến lược bán hàng hiệu quả, người bán cần phải tạo cảm giác dễ chịu và gây ấn tượng sâu sắc với họ. Trong quá trình tư vấn, người bán hàng cần kết hợp những ví dụ hoặc câu chuyện thực tế với thông tin mà công ty muốn truyền tải để gây ấn tượng với khách hàng. Điều này không chỉ giúp công ty bán được hàng, tăng doanh thu và còn tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa khách hàng tiềm năng và doanh nghiệp.

Ý tưởng bán hàng giá cao

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn sản phẩm được bán với giá cao nhưng khách hàng vẫn muốn mua với sự hài lòng. Và khách hàng thì luôn muốn nhận được càng nhiều giá trị và lợi ích càng tốt với số tiền khiêm tốn của họ. Do đó, bạn nên thêm giá trị hoặc dịch vụ bổ sung để dễ thuyết phục khách hàng mua sản phẩm.

Ví dụ doanh nghiệp bạn bán một sản phẩm có giá gốc là 5.000.000 đồng cho khách hàng với chi phí vận chuyển là 30.000 đồng, phí lắp đặt khoảng 50.000 đồng và chi phí đóng gói linh kiện là 70.000 đồng. Thay vì chia nhỏ các khoản chi phí, hãy gộp chúng lại cùng với giá của sản phẩm thành 5.150.000 đồng, bao gồm miễn phí vận chuyển, miễn phí giao hàng và hỗ trợ lắp đặt. Như vậy khách hàng sẽ cảm thấy hợp lý và có thể mua hàng của bạn.

Chiến lược chia sẻ cửa hàng với thương hiệu khác

Nghe có vẻ lạ nhưng chia sẻ cửa hàng hay co-retailing hiện đang là ý tưởng bán hàng hiệu quả được nhiều doanh nghiệp lớn như Mc Donald’s hay Starbucks áp dụng. Shelfi là nền tảng kết nối doanh nghiệp và các cửa hàng, điểm bán lẻ để ký gửi sản phẩm, tổ chức sự kiện, workshop,… Nếu bạn đang có không gian trống và muốn chia sẻ với thương hiệu khác để tăng doanh thu và thu hút thêm khách hàng thì hãy đăng ký trở thành đối tác của Shelfi. Shelfi sẽ hỗ trợ doanh nghiệp của bạn lên chiến lược hợp tác, kế hoạch quảng bá và kinh doanh sản phẩm. Đây là chiến lược bán hàng “đôi bên cùng có lợi” cho doanh nghiệp của bạn và thương hiệu khác, giúp tiết kiệm chi phí mặt bằng, quảng cáo và tăng doanh thu hiệu quả.

Trên đây là danh sách 10 ý tưởng bán hàng hay nhất được áp dụng tại các doanh nghiệp dù kinh doanh ở bất kỳ lĩnh vực nào. Hãy tiếp tục theo dõi Shelfi để cập nhật những thông tin và kiến thức mới nhất về kinh doanh nhé!